[Giải đáp] Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?
Hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào cũng có yêu cầu về bằng cấp. Trong ngành giáo dục mầm non cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như bạn đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này. bạn cần phải biết mở trường mầm non tư thục cần bằng gì? Trong bài viết dưới đây, iDesign Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên.
Nội dung bài viết
Yêu cầu bằng cấp khi mở trường mầm non tư thực
Khi mở trường mầm non tư thục cần bằng gì? Yêu cầu bằng cấp đối với những người đứng đầu trong trường như thế nào? Cần những loại giấy phép mở trường mầm non tư thục nào? Theo dõi nội dung dưới đây để được giải bạn
Đối với hiệu trưởng trường mầm non
Hiệu trường là người đứng đầu trường mầm non và cũng là có trách nhiệm và quyền hạn lớn nhất. Vậy để làm hiệu trưởng trường học mầm non cần đáp ứng điều kiện gì và có những bằng cấp nào? Cụ thể là:
- Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học về giáo dục mầm non. có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
- Tối thiểu phải có bằng trung cấp sư phạm lĩnh vực giáo dục mầm non. Có ít nhất 5 năm liên tục làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
- Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ của Bộ GD&ĐT.
- Có uy tín về phẩm chất chính trị, lối sống, đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ.
- Có sức khoẻ và năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ mầm non.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường mầm non có thể có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít hơn so với quy định.
Hiệu trưởng mầm non cần có các bằng cấp và chứng chỉ theo quy định
Đối với hiệu phó trường mầm non
Hiệu phó là trợ lý của hiệu trưởng, là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật. Do đó, người được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng của trường mầm non phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về giáo dục mầm non. Có ít nhất 3 năm làm việc liên tục trong ngành giáo dục mầm non.
- Có uy tín về phẩm chất chính trị, lối sống, đạo đức.
- Có khả năng quản lý các hoạt động trong trường học mẫu giáo.
- Có sức khoẻ tốt, có tinh thần yêu nghề mến trẻ.
- Được đào tạo bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ để hỗ trợ hiệu trưởng quản lý trường học mầm non.
Hiệu phó là người hỗ trợ Hiệu trưởng quản lý trường học mầm non
Đối với giáo viên, nhân viên trường mầm non
Nếu muốn mở trường mầm non cần bằng cấp gì? Nhân sự trong trường cần đáp ứng những điều kiện nào? Đối với giáo viên và nhân viên của trường mầm non sẽ có yêu cầu khác nhau về bằng cấp. Cụ thể là:
Giáo viên
Giáo viên mầm non không chỉ là những người dạy dỗ, chăm sóc trẻ mà còn là người đặt nền tảng cho các bé. Do đó, các yêu cầu về trình độ của giáo viên mầm non cũng cao hơn. Theo quy định mới nhất của Nhà nước, giáo viên mầm non phải có bằng cấp và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc cao cao đẳng sư phạm thay vì bằng trung cấp sư phạm như trước đây.
- Ngoài bằng tốt nghiệp thì cần có chứng chỉ hành nghề.
- Được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ, cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non.
- Là người có sức khoẻ tốt bởi chăm sóc trẻ ở độ tuổi này không dễ dàng.
- Luôn nhẹ nhàng, bao dung với trẻ trong mọi trường hợp.
- Được huấn luyện bài bản các kỹ năng mềm để có thể linh hoạt xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Yêu cầu đối với giáo viên mầm non thường khắt khe hơn
Nhân viên
Đội ngũ nhân sự trong trường học mầm non cũng góp phần không nhỏ để trường hoạt động một cách tốt nhất. Nhân sự trong trường mầm non cần có những bằng cấp sau đây:
- Nhân viên y tế và kế toán phải có bằng trung cấp và chứng chỉ hành nghề.
- Nhân viên văn thư, bảo dưỡng và bảo vệ phải được đào tạo về các vấn đề chuyên môn theo quy định của nhà nước.
Nhân viên trường mầm non cần có chứng chỉ đào tạo theo đúng quy định
Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu trường mầm non
Bên cạnh vấn đề mở trường mầm non tư thục cần bằng gì thì nhiều nhà đầu tư cũng quan tâm đến nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non là gì?
Nhiệm vụ
Cụ thể, nhiệm vụ của người đứng đầu trường mầm non là:
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã và phòng GD&ĐT về hoạt động của trường mầm non tư thục do mình quản lý.
- Quản lý, chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ mầm non do mình đứng đầu.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ em, giáo viên và nhân viên trong trường, lớp.
- Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quy định.
- Có trách nhiệm trả tiền lương, thưởng, BHYT, BHXH và các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên.
- Triển khai kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ cho giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước.
- Công khai các nguồn thu, các hoạt động chi tiêu theo quy định hiện hành.
Người đứng đầu trường mầm non có trách nhiệm quản lý các hoạt động trong trường
Quyền hạn
Ngoài những nhiệm vụ trên thì người đứng đầu nhóm trẻ, trường mầm non tư thục có những quyền hạn sau:
- Được ký hợp đồng lao động với nhân viên, giáo viên theo quy định.
- Giám sát giáo viên, nhân viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
- Được làm giáo viên giảng dạy nếu đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lý.
Lời kết
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?” Đừng quên follow Idesign Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khi muốn mở trường học giữ trẻ mầm non nhé!
iDesign Việt Nam
“Kiến tạo những ngôi trường hạnh phúc”
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC & NỘI THẤT IDESIGN VIỆT NAM
- Địa chỉ:
- Tòa nhà Gim, 460 Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- 62 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0901 310 886
- Email: info@idesignvietnam.com