Những điều cần biết khi thiết kế sảnh trường mầm non
Một trong những hạng mục quan trọng nhất là thiết kế sảnh tầng 1 trường mầm non. Đa số các trường mầm non đều có thiết kế tầng 1 với nhiều góc công năng tích hợp. Vậy thì thiết kế, bày trí và sắp xếp các góc công năng ở sảnh tầng 1 như thế nào là hợp lý để có thể giúp trẻ phát triển tinh thần hoạt động nhóm, phát triển thẩm mĩ, phát triển thể chất, phát triển trí tuệ và tầm nhận thức, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Trong một trường mầm non, tại sảnh tầng 1 chúng tôi phân chia thành góc động – bao gồm các hoạt động thể chất, góc tĩnh – thiên về các hoạt động trí tuệ, và khối văn phòng – dành cho toàn thể giáo viên và nhân viên của nhà trường.
Trong đó, Khu tĩnh bao gồm có góc lễ tân, tư vấn, thư viện, y tế
Khu động bao gồm góc chơi (nhà vận động liên hoàn trong nhà, cầu trượt, góc cảm giác…), Sân khấu
Và Khối văn phòng bao gồm phòng hiệu trưởng, phòng họp và phòng chức năng khác
1. Thiết kế khu tĩnh tại sảnh trường mầm non
1.1 Góc lễ tân và góc tư vấn chuyên sâu
Góc lễ tân là nơi đầu tiên tiếp đón trẻ và ba mẹ của các em. Đối với góc công năng này, cần tạo cảm giác chuyên nghiệp vừa tạo được cá tính của ngôi trường nhưng cũng mang lại cảm giác ấm cúng, thân thiệt, mọi chi tiết thiết kế thể hiện sự chỉn chu và hài hòa. Rất nhiều ngôi trường đã lựa chọn hình thức đưa nhiều cây xanh vào góc tư vấn để mang lại cảm giác tươi mới, mang thiên nhiên vào trong ngôi trường.
Mỗi một ngôi trường đều thể hiện một câu chuyện khác nhau, chính vì thế, chúng tôi đã lựa chọn những chi tiết thế kế đặc trưng để làm nổi bật câu chuyện mà ngôi trường muốn truyền tải. Bên cạnh đó, về việc sử dụng màu sắc, phải thể hiện được đồng bộ màu sắc của thiết kế nhận diện thương hiệu để khách hàng có thể nhớ tới màu sắc nhận diện của ngôi trường trong lần gặp đầu tiên.
Về việc lựa chọn bàn ghế tư vấn, chúng tôi luôn ưu tiên cho việc sử dụng bàn tròn tại góc tư vấn chuyên sâu. Bàn tròn giúp lan tỏa năng lượng, khiến cho việc tư vấn trở nên dễ dàng và thân thiện hơn.
1.2 Góc thư viện
Góc thư viện thuộc vào khu tĩnh của trường mầm non. Nơi dành cho các bé đọc sách. Các cô kể chuyện, đọc thơ cho bé nghe hàng ngày. Là nơi tiếp thu kiến thức, trí tuệ, khơi gợi niềm đam mê, thích thú với những cuốn sách, nơi trí tưởng tượng của các em được thể hiện, nên thiết kế không nên rối mắt mà cần lựa chọn những chi tiết, hình khối và màu đơn sắc kết hợp tạo cảm giác tập trung cho trẻ.
Đặc biệt tại giá sách, nên thiết kế tọa hình hoặc biến đổi ở những chi tiết nhỏ để khiến cho đây trở thành một giá sách dành cho trẻ mầm non. iDesign Việt Nam sẽ dựa vào những chủ đề thiết kế mà tạo hình thành những hình ảnh phù hợp với từng thiết kế
Thiết kế thư viện tạo hình khu vườn với hàm nghĩa khu vườn tri thức tại mầm non Oscar, Quảng Ninh.
1.3 Góc Y tế
Đây là một trong những góc công năng không thể thiếu tại trường mầm non. Đặt phòng y tế tại tầng 1 và là góc trung tâm cũng là một trong những lưu ý quan trọng. Phòng y tế nên được bố trí và sắp xếp không gian bên trong một cách gọn gàng, hạn chế chi tiết, mọi đồ dùng phải sạch sẽ tạo cảm giác an toàn và yên tâm.
2. Thiết kế khu vận động tại sảnh trường mầm non
2.1 Góc vui chơi vận động
Bên cạnh những hoạt động để phát triển về trí tuệ, trẻ cũng cần rất nhiều hoạt động đa dạng để phát triển thể chất. Phát triển thể chất giai đoạn mầm non rất quan trọng đối với trẻ, giúp trẻ rèn luyện thể lực và trau dồi trí lực, hình thành những thói quen vận động ngay từ khi còn nhỏ, phát triển thể chất thông qua vận động thăng bằng, vận động tinh (sử dụng sự linh hoạt của hoạt động của các ngón tay) và vận động thô (các hoạt động sử dụng các phần khác của cơ thể).
Tất cả những thiết kế đều phải đáp ứng được cho trẻ phát triển được những yếu tố này. Tại nhiều trường mầm non với diện tích lớn, góc vui chơi thường được đặt ngoài trời để đáp ứng tối đa sự phát triển thể chất. Còn với những ngôi trường có diện tích nhỏ, chúng tôi thiết kế nhà vận động liên hoàn kết hợp với các loại hình chơi khác nhau tại một góc nhỏ trong sảnh tầng 1. Các thiết kế đều thô mộc và gợi trí tò mò, kích thích chơi dành cho các em nhỏ.
>> Xem thêm: Ý tưởng thiết kế nhà vận động bằng gỗ cho trường mầm non
2.2 Thiết kế Sân Khấu tại sảnh trường mầm non
Góc sân khấu là nơi tổ chức các sự kiện hoặc đào tạo kết hợp của nhà trường. Tùy theo chủ đề mà chúng tôi sẽ thiết kế các góc sân khấu khác nhau. Tuy nhiên đều có một điểm chung là sử dụng màu sắc tươi sáng, bắt mắt và thường kèm theo những câu nói nghệ thuật hoặc đào tạo treo tại các góc tường.
Việc bố trí đèn điện cũng vô cùng quan trọng. Chúng tôi sử dụng nhiều loại đèn khác nhau như đèn tròn, thiết kế đặc biệt ở trong các vật dụng quen thuộc như là rổ rá, mây tre
>> Xem thêm: Thiết kế trường mầm non theo chủ đề Anh Quốc
3. Thiết kế khối văn phòng
Thiết kế trường mầm non hoàn thiện không thể thiếu đi được khối văn phòng. Nơi làm việc và diễn ra những cuộc thảo luận chuyên môn sâu, đào tạo của toàn bộ cán bộ giáo viên. Những thiết kế tại không gian này thường đi theo chủ đề, câu chuyện của ngôi trường nhưng sẽ sử dụng các khối màu trung tính, dịu nhẹ.
Nếu như bạn đang có ý định mở một trường mầm non tư thục. Và không biết lựa chọn đơn vị nào có thể triển khai những ý tưởng. Bạn muốn biến nó trở thành một ngôi trường mầm non hoàn hảo. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn:
Thông tin liên hệ:
iDesign Việt Nam
“Kiến tạo những ngôi trường hạnh phúc”
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC & NỘI THẤT IDESIGN VIỆT NAM
Địa chỉ:
- Tòa nhà Gim, 460 Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- 62 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline:
✆ 0901 310 886
Social Media: